Phát hiện trên là kết quả của công trình nghiên cứu công phu của một nhóm các nhà khoa học đến từ Bệnh viện Phụ sản và Brigham (BWH) thuộc Đại học Harvard, Đại học Sydney và Trung tâm Nghiên cứu Giấc ngủ (Australia). Công trình được đăng trên tạp chí PLoS Computational Biology số ra tháng Sáu.
Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu Andrew Phillips cho biết, những phát hiện trên cho thấy mặc dù giấc ngủ của động vật có vú khác nhau đáng kể về biểu hiện, từ việc cá heo ngủ với nửa bộ não cho đến những loài gặm nhấm chỉ chợp mắt nhiều lần, nhưng tất cả đều có chung một nguồn gốc, đó là cơ chế ngủ này đều hết sức linh hoạt và được bảo tồn mang tính cách mạng.
Nhiều thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đều cho rằng cơ chế điều khiển giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến cấu trúc của não bộ nhưng với những gì mà các nhà khoa học phát hiện ra trong nghiên cứu này, cơ chế kiểm soát giấc ngủ chỉ có được ở một số loài trong tự nhiên.
Tuy vậy, đến nay, con người vẫn chưa thể lý giải một cách triệt để rằng yếu tố nào về mặt thể chất là phổ biến đối với tất cả các loài động vật có vú, đặc biệt là sự khác nhau giữa các loài trong cơ chế kiểm soát giấc ngủ.
Bằng mô hình toán học tinh vi, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra được cái nhìn sâu xa hơn về lý do tại sao các dạng thức-ngủ ở các loài động vật lại đa dạng đến vậy. Chẳng hạn, mô hình này lý giải tại sao một số loài động vật (như cá heo hay hải cẩu) chỉ ngủ với nửa bộ não trong khi một nửa khác vẫn hoạt động.
Hiện các tác giả của công trình nghiên cứu này đang tiếp tục tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng hơn liệu các loài động vật có vú có cùng chung cơ chế thức-ngủ hay không để có được quan điểm rõ ràng hơn về một cơ chế kỳ diệu của tạo hóa này.
0 nhận xét