Hiện nay nhiều bạn trẻ có xu hướng tự biến mình thành người “tự kỷ” vì muốn chứng tỏ mình cũng biết sống… nội tâm, có tâm hồn nhạy cảm.
Những người thích sống u ám
Quỳnh Mai, một cô bạn quảng giao, có khá nhiều bạn trên friend list facebook. Mỗi lần Mai đăng một câu status buồn lên là mọi người nhao nhao hỏi thăm, động viên. Cứ khoảng vài tiếng lại thấy Mai đổi trạng thái một lần và hầu như câu nào cũng buồn não nề.
Vào facebook của Mai mà tưởng như lạc vào thế giới của những điều tồi tệ. Giận dỗi người yêu, chuẩn bị cắt tóc, phải trông cháu, hay xước móng tay… tất tần tật chuyện của Mai đều có thể trở thành chuyện to như con voi, buồn như ngày mai… thế giới sụp đổ.
Lần gần đây nhất, mai bị mất tiền khoảng vài trăm ngàn, chỉ 5 phút sau, cô bạn này đã đăng lên tường một câu khiến bạn bè được phen tá hỏa “chẳng lẽ trời tận diệt đường sống của ta?” số comment nhanh chóng tăng vùn vụt đến hơn trăm. Và theo thói quen của cô nàng hay than vãn này thì tình trạng trên sẽ cón kéo dài khoảng 1 tuần nữa mới lắng xuống.
Quỳnh Mai còn nghĩ ra độc chiêu câu comment. Cô nàng tạo hẳn một album trên facebook dành riêng cho cảm xúc buồn chán. Mỗi hình ảnh u ám, oàn sắc màu xám xịt đi kèm là những dòng chia sẻ sướt mướt, vô cùng buồn bã.
Còn Hoàng Anh, sinh viên một trường Kinh tế khẳng định “Tự kỷ là phongg cách của mình’. Để gây ấn tượng giữa một tập thể toàn người năng động, vui vẻ, hòa đồng, Hoàng Anh lựa chọn phong cách ủ dột, u sầu. Không chỉ tâm trạng trên thế giới ảo, Hoàng Anh còn giữ nguyên cảm xúc một màu xám ngoét ngoài đời. Gần như các hoạt động ngoại khóa, Hoàng Anh đều không tham gia với lý do tâm trạng không tốt, đang buồn chán. Khi bạn bè quan tâm hỏi han thì Hoàng Anh gạt đi với lý do chuyện phức tạp không ai hiểu được, cứ để mình cô độc như thế, không muốn làm ảnh hưởng đến tập thể…
Nhiều bạn còn chơi trò quay lại những cảnh ngồi thần mhông giống ai của bạn bè rồi đưa lên mạng xã hội và gán mác “tự kỷ” vào. Có những bạn ăn mặc xì –tai, ôm gấu bông, miệng ngậm kẹo và ngồi nói… lảm nhảm một mình giữa chốn đông người… Trào lưu tự kỷ khiến nhiều bạn có những suy nghĩ tiêu cực, từ đó có những hành động thiếu suy nghĩ và những hành vi "khác người".
Phong cách hay đi ngược thời đại?
Nhiều bạn trẻ đĩnh nghĩa tự kỷ như một dạng tự sướng với những hành động dở hơi chẳng giống ai. Hầu hết họ đều không hiểu rõ hế nào là tự kỷ và những triệu chứng của nó, chỉ vì thấy từ đó hay hay nên lạm dụng quá mức mà không lường hết những ảnh hưởng xấu của nó.
Chỉ cần một câu nói buồn bã, hay ngồi im lặng trước đám bạn là ngay lập tức bị gán cho mác “tự kỷ”. Chỉ cần găp chút khó khăn hay vướng mắc trong học tập, công việc, cuộc sống, nhiều bạn sẵn sàng nhận mình là người “tự kỷ”. Thậm chí, không có lý do gì cũng …”tự kỷ”.
Nhiều bạn còn lập ra cả hội, nhóm như: Hội những người yêu tự kỷ và tự kỷ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, Hội những người tự kỷ mà không biết lý do, hội nhưng người suýt tự kỷ vì … nhàm chán… trên facebook. Thực chất, mọi người vào đây để dốc bầu tâm sự và tìm gặp “những tâm hồn đồng cảnh” mỗi khi có “nỗi niềm riêng” như chuyện tình cảm, gia đình, stress học tập v.v… Và mỗi phát ngôn của họ không quên đính kèm từ khoá “tự kỉ”.
Trong khi cả xã hội đang chung tay giúp đỡ những người mắc bệnh tự kỷ để hòa nhập với cộng đồng, có cả những chương trình xuống đường vì trẻ tự kỷ thì một bộ phận giới trẻ lại đi ngược xu hướng.
Từ việc giả vờ “tự kỷ, nhiều bạn thường xuyên sống trong cảm giác chán nản, thất vọng về bản thân và về cuộc sống, luôn mang vẻ mặt như “đưa đám” đến các cuộc vui gây khó chịu cho người khác, làm ảnh hưởng đến không khí chung. Bạn bè của Hoàng Anh, Quỳnh Mai… lâu dần cũng trở nên chán nản bởi những biểu hiện thái quá của hai cô nàng.
Giả vờ tự kỷ dễ dẫn đến trầm cảm
Theo các chuyên gia tâm lý, trào lưu “tự kỷ” xuất hiện do tâm lý thích a dua, bắt chước những điều mới lạ, muốn tạo được sự chú ý của một bộ phận người trẻ. Đã là trào lưu thì nó sẽ không tồn tại lâu dài. Đến một thời điểm khi không còn gây được sự chú ý, các bạn trẻ sẽ tự thoát ra khỏi trào lưu đó.
Chuyên gia tâm lý cho rằng, việc giới trẻ sống mò mẫm trong thế giới xám xịt không có thật sẽ khiến các bạn dần đánh mất mình và mất đi những người bạn tốt xung quanh. Khi đã chán với cuộc sống chỉ một màu và nhìn lại họ sẽ cảm nhận sự cô độc một cách trọn vẹn nhất. Tuy nhiên nếu cứ chìm đắm trong suy nghĩ lệch lạc, giới trẻ dễ biến mình thành người trầm cảm.
Thành Vũ
0 nhận xét